yo-CODE

Offering youth​ with socio-economic disadvantages, digital skills development based on non-formal education methods
Research
Idea
CHALLENGE
INSPIRATION
THE PROJECT
GOAL
6 thành viên đến từ 6 quốc gia (Italia, Bồ Đào Nha, Việt Nam, Zimbabwe và ,ARG) từ 4 châu lục (Châu Âu, Châu Phi, Đông Nam Á và Nam Mỹ) cung cấp nguồn nhân lực nòng cốt và đóng góp với phạm vi tổ chức khoác nhau. Tuy nhiên, họ có mục tiêu chung liên quan về tác động đến cộng đồng của họ: hỗ trợ đồng bào có thêm nhiều cơ hội để nâng cao chất lượng sống tốt hơn. Thông qua các vòng tuyển chọn, họ được mời trở thành người đại diện (đại sứ) từ những khu vực khác nhau trên thế giới, từ đó đưa ra một bức tranh toàn cảnh hơn về tình hình thực thế ở những quốc gia không trực thuộc Liên minh Châu Âu. Tại dự án, họ có thể đóng góp tích cực, đồng thời học hỏi và phát triển các kỹ năng và năng lực mới cho các thành viên khác, nhóm mục tiêu và các bên liên quan.

Dự án góp phần nâng cao vị thí và hòa nhập xã hội của thanh niên vào đời sống xã hội cộng đồng của họ, với mối liên hệ rõ ráng với mục tiêu chính sách ET 2020: “Thúc đẩy công bằng, gắn kết xã hội và quyền công dân tích cực”. Dự án này cũng nằm trong Chiến lược Châu Âu 2020, nêu rõ những cá nhân có kỹ năng, trình độ cao với khả nâng tư duy phản biện thực sự cần thiết để giúp doanh nghiệp và cộng đồng đổi mới các quy trình và hệ thống để đạt được tiêu chuẩn cao do Chính phủ các nước và Châu Âu đặt ra.

Hiện tại đã có nhiều tổ chức đang tham gia hỗ trợ các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn một cách tích cực và bền vững. Tuy nhiên, các em học sinh cần nhiều hơn nữa những kỹ năng và công cụ phù hợp. Bằng cách làm việc cùng nhau, họ đặt mục tiêu thúc đẩy khả năng tiếp cận và gắn kết chất lượng cuộc sống cho thế hệ trẻ.

Nếu thanh niên được trao quyền trong việc hình thành sự tự chủ của bản thân, thì cộng đồng cũng được hưởng lợi với sự gắn kết từ những thành viên tiến bộ này. Thu hẹp khoảng cách với thanh niên và thúc đẩy hoà nhập xã hội là mục tiêu của chương trinh Nghị sự 2030 về Phát triển Bền vững, thuộc mục tiêu thứ 8 về “Thúc đẩy tăng trưởng bền vững, bình đẳng và tạo ra cơ hội việc làm một cách chất lượng, hiệu quả và bài bản cho tất cả mọi người.”. Mục tiêu này cũng liên quan trực tiếp đến mục tiêu phát triển bền vững số 4 của Liên Hiệp Quốc về giáo dục bởi việc giải quyết bất bình đẳng sẽ làm cho xã hội và nền kinh tế của chúng ta công bằng và vững mạnh hơn.  

THÁCH THỨC

Không chỉ phải nghỉ học từ sớm, trẻ em vùng cao còn gặp nhiều rào cản để có thể tiếp cận được với công nghệ thông tin khi mà nhiều trường học vùng núi thiểu thốn nguồn lực về giáo viên, kinh tế, cơ sở vật chất, thiết bị giảng dạy cho các em. Chính vì vậy, những bạn không đủ điều kiện kinh tế hay phải nghỉ học sớm không thể tiếp cận những khoá học về Công nghệ thông tin – Truyền thông và máy tính hay học một cách bài bản, chuyên nghiệp.

NGUỒN CẢM HỨNG

Hiện tại đã có nhiều tổ chức đang tham gia hỗ trợ các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn một cách tích cực và bền vững. Tuy nhiên, các em học sinh cần nhiều hơn nữa những kỹ năng và công cụ để khắc phục tình trạng thiếu nguồn lực hỗ trợ trọng tâm. Nhiều tổ chức phi chính phủ và tổ chức thanh niên là nhân tố có thể tháo gỡ những rào cản tại các trường học ở cùng cao bởi họ hiểu và nhanh chóng nắm bắt được nhu cầu của xã hội và các nhóm đối tượng cần trợ giúp.

DỰ ÁN

Với mục tiêu phát triển bản thân và nghề nghiệp cho những tổ chức phi chính phủ và hoạt động thanh niên làm việc tại các quốc gia tham gia, dự án sẽ đem đến cho họ cơ hội để nâng cao kỹ năng sử dụng Công nghệ thông tin – Truyền thông và tận dụng năng lực của chính mình hỗ trợ các bạn nhỏ có hoàn cảnh khó khăn trong quá trình học tập các kỹ năng Công nghệ thông tin – Truyền thông cơ bản. competenze ICT di base.

Chuyển lên trên